Cải cách hành chính ở Việt Nam đã trải qua các giai đoạn
trải nghiệm và bước đầu đạt được những thành tựu nhất định. Chương trình Tổng
thể Cải cách hành chính công ở Việt Nam đã xác định rõ các lĩnh vực cải cách là
cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành
chính nhà nước; cải ách chế độ công vụ; Cải cách tài chính công; xây dựng
và phát triển Chính quyền điện tử, chính quyền số; công tác chỉ đạo, điều hành,
tuyên truyền về cải cách hành chính, đồng thời định rõ các mục tiêu, nhiệm vụ
cải cách và xác định các giải pháp thực hiện nhằm bảo đảm thắng lợi công cuộc
cải cách.
Trong giai đoạn cải cách hành chính, khẳng định sự phân
cấp nhưng cũng nhấn mạnh dân chủ cơ sở và sự tham gia thực sự của người dân
nhằm mục đích xây dựng một cơ chế hiệu quả, công khai, có trách nhiệm giải
trình trong quản trị nhà nước ở địa phương. Mặc dù được tiến hành cách đây
nhiều năm, nhưng cho đến nay nhiều người dân chưa hiểu rõ về công cuộc cải cách
hành chính. Có lẽ đây cũng là một trong những lý do khiến cho công cuộc cải
cách hành chính tuy được triển khai từ lâu nhưng chưa đạt kết quả như mong
muốn. Một phần cũng do công tác tuyên truyền còn hạn chế, khiến cho người dân
hiểu cải cách hành chính đơn thuần chỉ là “giảm bớt các thủ tục hành chính rườm
rà” và “chống tham nhũng”.
Với mục tiêu tuyên truyền rộng rãi trong tầng lớp nhân
dân và các doanh nghiệp hiểu biết cơ bản và những quan điểm, góc nhìn khác nhau
về công cuộc cải cách hành chính đang được tiến hành ở Việt Nam nói chung và xã
Xuân Vinh nói riêng, những thông tin cơ bản để hiểu về cải cách hành chính. Cải
cách hành chính là gì? CCHC là tạo ra những thay đổi trong các yếu tố cấu
thành của nền hành chính nhằm làm cho các cơ quan hành chính nhà nước hoạt động
hiệu lực, hiệu quả hơn và phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội tốt hơn.
Chương trình CCHC nhà nước đã xác định các mục tiêu
bao gồm:
- Về Cải cách thể chế: tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ
thống thể chế của nền hành chính nhà nước, đồng bộ trên tất cả các lĩnh
vực; 100% văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) được ban hành đúng trình tự,
thủ tục, thẩm quyền và đảm bảo chất lượng theo quy định của Luật Ban hành văn
bản QPPL và các văn bản hướng dẫn thi hành. Thực hiện đầy
đủ các hoạt động về theo dõi thi hành pháp luật, như: kiểm tra tình
hình thi hành pháp luật; tổ chức điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp
luật. Tiến hành kiểm tra văn bản QPPL theo thẩm quyền,
đảm bảo 100% văn bản phát hiện qua kiểm tra được xử lý theo quy định. Công
bố kịp thời, đúng quy định về danh mục văn
bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực năm 2025.
- Về Cải cách thủ tục hành chính: cải cách quyết liệt,
đồng bộ, hiệu quả quy định thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh
nghiệp; thủ tục hành chính nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước; rà soát,
cắt giảm, đơn giản hóa thành phần hồ sơ và tối ưu hóa quy trình giải quyết thủ
tục hành chính trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; đổi mới và nâng
cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ
tục hành chính. Đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử
để người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, trên các
phương tiện khác nhau.
- Về Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước: tiếp
tục rà soát chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp,
định rõ việc của cơ quan hành chính nhà nước. Tăng cường đổi mới, cải tiến
phương thức làm việc nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà
nước và sắp xếp, tinh gọn hệ thống tổ chức cơ quan hành chính nhà nước các cấp
theo quy định. Đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước; tăng cường rà soát, sắp xếp
lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, có cơ cấu hợp
lý và nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Về Cải cách chế độ công vụ: xây dựng nền công vụ chuyên
nghiệp, trách nhiệm, năng động và thực tài. Thực hiện cơ chế cạnh tranh lành
mạnh, dân chủ, công khai, minh bạch trong bổ nhiệm, đề bạt cán bộ và tuyển dụng
công chức, viên chức để thu hút người thực sự có đức, có tài vào làm việc trong
các cơ quan hành chính nhà nước. tăng cường chuyển đổi số trong quản lý hồ
sơ cán bộ, công chức cấp xã, trong đó:
+ 100% cán bộ, công chức xã bố trí theo đúng vị trí việc
làm được phê duyệt.
+ 100% cán bộ, công chức cấp xã chấp hành nghiêm kỷ
luật, kỷ cương hành chính, phấn đấu trong năm không có cán bộ, công chức lãnh
đạo bị xử lý kỷ luật.
+ Hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức cấp xã
+ 100% hồ sơ cán bộ, công chức; người hoạt động
không chuyên trách được quản lý cập nhật đầy đủ trên cơ sở dữ liệu về cán
bộ, công chức.
- Về Cải cách tài chính công: Nâng cao hiệu quả thực hiện
chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí đối với các phòng làm
việc, cụ thể: Thực hiện nghiêm các văn bản quy định của huyện về sử dụng ngân
sách, quản lý tài sản công tại địa phương; Tăng cường công tác tự bảo đảm chi
thường xuyên hoặc một phần chi thường xuyên; giảm chi trực tiếp từ ngân sách
Nhà nước theo theo lộ trình quy định và tình hình thực tiễn địa
phương; Hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội do HĐND xã
giao.
- Về xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, chính
quyền số: Xây dựng, phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số;
100% cơ sở dữ liệu chuyên ngành được hoàn thành và kết nối, chia sẻ để sử dụng
chung. Tiếp tục thực hiện thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nhằm đẩy mạnh
thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý. Chuẩn hóa,
điện tử hóa quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ trên môi trường mạng; số hóa hồ sơ,
lưu trữ hồ sơ công việc điện tử. Khảo sát, đánh giá hạ tầng công nghệ thông
tin; xây dựng đề án nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, phòng họp trực tuyến
đồng bộ, Bộ phận một cửa cấp huyện, cấp xã.
- Về công tác chỉ đạo, điều hành, tuyên truyền cải cách
hành chính Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, công tác kiểm tra cải cách hành
chính trong đó chú trọng việc phối hợp và sử dụng phương tiện thông tin đại
chúng tuyên truyền để cán bộ, công chức, nghiêm túc thực hiện; tổ chức, công
dân nắm được quy định để thực hiện và kiểm tra việc thực thi công vụ của cán
bộ, công chức, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành, kỷ cương, kỷ luật của cán
bộ, công chức, về cải cách hành chính; quan tâm chỉ đạo công tác giáo dục đạo
đức và phẩm chất chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức, để nâng cao tinh thần
trách nhiệm, ý thức tận tụy phục vụ nhân dân./.
Đinh
Hà – CC VHTT – Đưa tin